Những thách thức công tác quản lý hoạt động Thương mại điện tử
- Quản lý thông tin sản phẩm: với những sàn thương mại điện tử có quy mô càng lớn thì việc quản lý thông tin sản phẩm ngày càng khó khăn hơn bởi số lượng và mức độ đa dạng của các loại sản phẩm. Các thông tin mà công ty cần quản lý phải kể đến nguồn gốc, xuất xứ, thời hạn sử dụng, giá cả, bảo hành… Đây là những thông tin giúp cho khách hàng xác định đó có phải là sản phẩm mà họ muốn và sẽ quyết định mua hay không. Chính vì thế, doanh nghiệp cần có sự quản lý một cách hiệu quả nhóm dữ liệu này.
- Quản lý thông tin khách hàng: khi thực hiện các hoạt động mua sắm trực tuyến , người tiêu dùng cần cung cấp các thông tin cá nhân bao gồm: tên khách hàng, số điện thoại, địa chỉ giao hàng, số tài khoản… Các doanh nghiệp thương mại điện tử cần tối ưu hóa tính năng bảo mật thông tin khách hàng để tránh bị đánh cắp thông tin tài chính, ảnh hưởng đến uy tín cũng như nguồn doanh thu của mình.
- Chi phí Marketing lớn nhưng không thu được hiệu quả mong muốn: Các công ty thương mại điện tử thường đầu tư rất nhiều chi phí cho các chiến dịch Marketing. Nhưng đôi lúc, chúng lại không đem về hiệu quả như kỳ vọng. Các dữ liệu phân tán được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau khi tổng hợp rất dễ bị trùng lặp, sai sót hoặc bỏ sót mất các khách hàng tiềm năng.
Với sự phức tạp trong công các công tác quản lý bán hàng, quản lý vận hành như hiện nay của các doanh nghiệp thương mại điện tử, việc trang bị một hệ thống quản trị doanh nghiệp với đa dạng các tính năng hỗ trợ là cần thiết. Nắm được nhu cầu này, Inncom đã phát triển và tối ưu hệ thống quản lý ABMS cho Thương mại điện tử, giúp nâng cao hiệu quả và hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Quy trình hoạt động trên ABMS cho Thương mại điện tử
Bước 1: Khách hàng thực hiện hoạt động mua sắm trên website:
- Tìm kiếm sản phẩm và tham khảo thông tin
- Nhập thông tin mua hàng
- Xác nhận hình thức thanh toán và giao hàng
Bước 2: Doanh nghiệp Cập nhật đơn đặt hàng
- Kiểm tra tồn kho
- Phương thức giao hàng & giá cả
- Các vấn đề về thanh toán
- Chấp nhận đơn hàng
- Thông báo lại khách hàng
Bước 3: Thực hiện đơn hàng và giao hàng
- Xác định việc thực hiện đơn hàng sẽ được xử lý nội bộ hay bên ngoài
- Xác định xem đơn đặt hàng sẽ được hoàn thành từ một hoặc nhiều địa điểm
- In bảng kê hàng hóa gắn trên bao bì
- Lấy hàng và đóng gói
- Giao hàng hoặc chuyển giao cho đơn vị giao hàng
- Thông báo tình trạng đơn hàng thay đổi
Bước 4: Cập nhật và lưu trữ hồ sơ khách hàng
- Thu thập thông tin từ việc đăng ký và thói quen mua sắm của khách hàng để thực hiện các chiến dịch tiếp thị sau này
Bước 5: Chăm sóc khách hàng
- Hỗ trợ xử lý các vấn đề phát sinh: trả hàng, đổi hàng, hoàn tiền…
- Cung cấp các chương trình ưu đãi, khuyến mãi thông qua SMS, Email…
Bước 6: Thống kê báo cáo
Tạo báo cáo định kỳ về tình hình kinh doanh và kết quả hoạt động bán hàng.
Các tính năng đề xuất trên ABMS cho Thương mại điện tử
Marketing tự động
- Tiếp thị tự động thông qua các công cụ hỗ trợ: tổng đài Call Center, SMS Brandname, Email tự động hàng loạt.
- Tích hợp đa kênh thực hiện các chiến dịch tiếp thị, chủ yếu gồm Facebook, Zalo, Website, Landing Page…
- Đánh giá hiệu quả chiến dịch.
Quản lý bán hàng
- Quản lý đơn hàng
- Quản lý hợp đồng
- Đổi – trả hàng
- Chi phí bán hàng
- Chi phí giao hàng
Quản lý sản phẩm
- Thông tin sản phẩm
- Tồn kho
- Giá cả
- Bảo hành
- Ưu đãi, khuyến mãi
Quản lý chăm sóc khách hàng
- Quản lý vụ việc (Ticket)
- Quản lý các chương trình khuyến mãi
- Gửi SMS Brandname, Email tự động hàng loạt
- Hoạt động telesales thông qua Call Center
Báo cáo thống kê
- Báo cáo hiệu quả các chiến dịch tiếp thị
- Báo cáo data dữ liệu khách hàng
- Báo cáo công tác chăm sóc hỗ trợ khách hàng
- Báo cáo thu – chi, công nợ, doanh thu
- Báo cáo kinh doanh định kỳ
- Các báo cáo khác liên quan