Những khó khăn trong công tác quản lý hoạt động Viễn thông
- Quản lý chi phí viễn thông: Có thể nói, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đang lãng phí rất nhiều ngân sách do công tác quản lý chi tiêu dùng cho hoạt động viễn thông chưa hiệu quả. Nhưng chi phí này lại chiếm gần 4% doanh thu của rất nhiều doanh nghiệp. Chính vì thế, các doanh nghiệp đều rất thận trọng trong việc sử dụng dịch vụ viễn thông. Trước tình hình này, để có thể ký kết và cung cấp dịch vụ viễn thông cho các doanh nghiệp/ cá nhân, công ty Viễn thông cũng cần hoàn thiện dịch vụ của mình với mức chi phí phù hợp nhất, tạo được uy tín và tối ưu hóa mức độ hài lòng từ khách hàng.
- Tìm kiếm và quản lý nhân sự: tìm kiếm nhân sự có trình độ cao liên quan đến công nghệ thông tin, viễn thông luôn là bài toán được đặt ra của các doanh nghiệp. Và với mức độ phức tạp cũng như áp lực công việc, các doanh nghiệp cũng cần có sự tinh tế và khoa học trong quá trình quản lý nhân sự, hướng đến nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu suất công việc.
- Hiệu quả các chiến dịch tiếp thị: Thực tế, các doanh nghiệp viễn thông vừa và nhỏ không quá chú trọng vào công tác xây dựng và quản lý các chiến dịch Marketing. Từ đó, danh sách khách hàng thu thập được thường dễ bị phân tán, trùng lặp, dẫn đến khó khăn và thiếu chuyên nghiệp trong công tác chăm sóc khách hàng. Đặc biệt, việc đánh giá hiệu quả của mỗi chiến dịch không được thực hiện một cách bài bản và khoa học sẽ làm cho các công ty viễn thông vừa lãng phí một lượng lớn ngân sách lại vừa bỏ sót mất những khách hàng thực sự tiềm năng.
- Thống kê báo cáo: Các dịch vụ viễn thông không ngừng thay đổi làm cho lượng thông tin của các doanh nghiệp viễn thông cũng phải liên tục cập nhật. Hóa đơn thanh toán cũng như hợp đồng viễn thông cũng được đánh giá là rất phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý của doanh nghiệp. Nếu nhân sự không có đủ chuyên môn và nghiệp vụ, cũng như sự thận trọng cần thiết thì rất dễ xảy ra sai sót trong quá trình sử dụng và quản lý các báo cáo này.
Từ các khó khăn đã được liệt kê, có thể thấy được nếu vẫn cứ quản lý theo cách truyền thống từ trước đến nay, các doanh nghiệp viễn thông sẽ phải mất rất nhiều thời gian, công sức và cả chi phí để có thể vận hành một cách hiệu quả. Trong trường hợp này, các công ty viễn thông hoàn toàn có thể lựa chọn sử dụng một hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp với các tính năng hỗ trợ thiết thực, giúp cho công tác quản lý được diễn ra suôn sẻ và thuận tiện nhất.
Quy trình hoạt động Trên ABMS cho Viễn thông
Bước 1: Thực hiện các chiến dịch tiếp thị
Bộ phận Marketing xây dựng và thực hiện các chiến dịch tiếp thị trên nhiều kênh như Facebook, Zalo, Website, Landing Page… để tìm kiếm và thu hút khách hàng. Danh sách khách hàng thu thập được sẽ được đồng bộ về hệ thống ABMS một cách chính xác, đảm bảo không xảy ra các tình huống trùng lặp, hoặc bỏ sót dữ liệu.
Bước 2: Tiếp cận và tư vấn khách hàng
Từ danh sách khách hàng thô thu thập được từ các chiến dịch Marketing, nhân viên kinh doanh tiến hành tiếp cận khách hàng thông qua gọi điện, email hoặc hẹn gặp trao đổi trực tiếp. Sau khi xác định được các khách hàng tiềm năng và có thể chuyển thành cơ hội bán hàng, nhân viên kinh doanh sẽ tư vấn cụ thể hơn về các dịch vụ viễn thông.
Các dịch vụ viễn thông được cung cấp thường chia thành 2 nhóm chủ yếu sau:
- Dịch vụ viễn thông cơ bản: dịch vụ thoại, fax, truyền dữ liệu, hình ảnh, nhắn tin, dịch vụ kết nối internet, kênh thuê riêng, các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng: thư điện tử (email), thư thoại (voicemail), dịch vụ fax gia tăng giá trị (bao gồm lưu trữ, truy cập và gửi), truy cập internet, các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông
Bước 3: Ký kết hợp đồng và thanh toán
Nhân viên kinh doanh trao đổi, thỏa thuận với khách hàng về mức giá và các nội dung liên quan, sau đó tạo hợp đồng và tiến hành hoạt động ký kết giữa hai bên. Theo dõi quá trình thanh toán của khách hàng sao cho đảm bảo đúng thời gian đã thống nhất. Mọi tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đều sẽ được lưu trữ vào hệ thống để tiện theo dõi và kiểm soát.
Bước 4: Cung cấp dịch vụ viễn thông và hỗ trợ cài đặt, bảo hành
Tiến hành cài đặt các thiết bị viễn thông cho khách hàng, hướng dẫn sử dụng và bảo hành theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết.
Bước 5: Chăm sóc khách hàng
Đội ngũ nhân viên tư vấn, chăm sóc sẽ gọi điện, gửi email hỏi thăm về mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ viễn thông đã cung cấp. Giải quyết nhanh chóng các khiếu nại, phàn nàn của khách hàng. Đồng thời, các tác vụ bao gồm gửi SMS, email tự động hàng loạt trên ABMS chúc mừng sinh nhật cũng như thông báo các ưu đãi, khuyến mãi cũng mang lại hiệu quả cao.
Bước 6: Báo cáo thống kê
Thống kê số liệu và tạo báo cáo định kỳ để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, nhận định các ưu – khuyết điểm để có sự điều chỉnh và thay đổi phù hợp nhất. ABMS cung cấp thêm tính năng báo cáo theo dạng biểu đồ, mang đến cho doanh nghiệp sự đánh giá trực quan nhất.
Các tính năng đề xuất trên ABMS cho Viễn thông
Marketing tự động
- Tiếp thị tự động thông qua các công cụ hỗ trợ bao gồm: tổng đài Call Center, SMS Brandname, Email tự động hàng loạt.
- Tích hợp đa kênh thực hiện các chiến dịch tiếp thị, chủ yếu gồm Facebook, Zalo, Website, Landing Page…
- Đánh giá hiệu quả chiến dịch
Quản lý dịch vụ
- Quản lý thông tin dịch vụ
- Cập nhật các chính sách, điều khoản Pháp luật liên quan
- Mức giá, các nội dung đính kèm
- SMS Brandname, Email Automation hàng loạt thông báo các chương trình ưu đãi, thay đổi chính sách…
Quản lý khách hàng
- Quản lý dữ liệu khách hàng
- Quản lý chăm sóc khách hàng
- Quản lý vụ việc (Ticket)
- Quản lý các chương trình khuyến mãi, ưu đãi
Quản lý nhân viên
- Quản lý chấm công, lương thưởng, hoa hồng
- Cá nhân hóa và quản lý KPI của từng nhân viên/ phòng ban
- Báo cáo thống kê hiệu quả hoạt động của nhân viên/ phòng ban
Quản lý chi phí
- Xác thực và tối ưu hóa các chi phí
- Quản lý Đơn hàng dịch vụ Chuyển/Thêm/Thay đổi/Ngắt kết nối
- Quản lý Kiểm kê và Kiểm soát Sự thay đổi dịch vụ viễn thông
- Quản lý Hóa đơn
- Thanh toán Hóa đơn
Báo cáo thống kê
- Báo cáo data dữ liệu khách hàng
- Báo cáo công tác chăm sóc hỗ trợ khách hàng
- Báo cáo thu – chi, công nợ, doanh thu
- Báo cáo kinh doanh định kỳ
- Các báo cáo khác liên quan