Khó khăn trong công tác quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ
Kinh doanh theo chuỗi là một hình thức phổ biến đối với các hoạt động bán lẻ. Nhưng cũng chính vì vậy, việc quản lý chuỗi hiệu quả rất khó thực hiện. Dưới đây là những khó khăn chủ yếu nhất mà các chuỗi bán lẻ thường gặp phải:
- Khó khăn trong công tác quản lý tài chính: Thực tế, từng cửa hàng bán lẻ sẽ có một lượng lớn các khoản thu – chi cũng như đa dạng về từng khoản tiền thu vào. Vậy thì để quản lý tài chính của từng cửa hàng đến cả chuỗi hệ thống sẽ là một vấn đề không hề dễ dàng. Việc quản lý bằng các loại sổ sách thông thường như trước đây sẽ càng khiến cho các doanh nghiệp bán lẻ tốn nhiều thời gian và chi phí quản lý hơn khi hoạt động trong thời gian dài.
- Khó khăn trong việc Quản lý dữ liệu khách hàng: nếu theo các cách bán hàng truyền thống thì hầu như tất cả các cửa hàng bán lẻ đều không chú trọng đến việc quản lý khách hàng này. Nhưng thực tế, nếu quản lý và sử dụng hiệu quả các thông tin này để thực hiện các hoạt động tiếp thị cũng như chăm sóc khách hàng, doanh nghiệp bán lẻ sẽ có thể tối ưu hóa được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
- Khó khăn trong công tác Quản lý sản phẩm: Có thể nói, đây là vấn đề khó quản lý nhất với các cửa hàng bán lẻ. Không chỉ đa dạng về các loại mặt hàng, số lượng, giá cả… mà các mặt hàng này còn được lưu lại kho tổng. Mức độ hiệu quả của công tác quản lý và truy xuất sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác bán hàng của từng cửa hàng cũng như của chuỗi bán lẻ. Trường hợp nếu trong kho không còn hàng mà vẫn nhận đơn của khách thì sẽ làm mất uy tín của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.
Quy trình hoạt động của chuỗi bán lẻ
Bước 1: Đón tiếp khách hàng và tư vấn sản phẩm
Tìm hiểu nhu cầu khách hàng, tư vấn và giới thiệu các sản phẩm phù hợp.
Bước 2: Bán hàng và thanh toán
Thực hiện thanh toán các sản phẩm mà khách hàng đã lựa chọn, in hóa đơn và lưu trữ hợp lý tại quầy thu ngân. ABMS sẽ giúp cửa hàng cập nhật thông tin và lưu trữ lịch sử giao dịch với khách hàng, đồng bộ trực tiếp về hệ thống để dễ dàng quản lý và theo dõi.
Bước 3: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng
Nhân viên tiếp nhận các góp ý, khiếu nại của khách hàng và xử lý, chuyển giao cho bộ phận có thẩm quyền xử lý. Bên cạnh đó, thực hiện nhanh chóng các hoạt động đổi – trả hàng khi có sai sót, nhầm lẫn. Trên ABMS, mỗi một vụ việc (Ticket) đều được lưu trữ lại với đầy đủ thông tin và tình trạng xử lý. Các vấn đề này cũng sẽ được thêm vào kho FAQ để các nhân viên cửa hàng có thể sử dụng trực tiếp khi phát sinh vấn đề tương tự.
Bước 4: Kiểm kê tồn kho và nhập hàng
Nhân viên tiến hành sắp xếp hợp lý các sản phẩm lưu trữ lại kho, kiểm tra số lượng và cập nhật mỗi ngày. Tiến hành nhập thêm hàng hóa đối với các sản phẩm còn ít hoặc hết sao cho đảm bảo được hoạt động bán hàng diễn ra suôn sẻ.
Bước 5: Thống kê báo cáo công tác thu ngân
Các tính năng của ABMS cho chuỗi bán lẻ giúp hỗ trợ thống kê doanh thu, các khoản thu – chi tại mỗi cửa hàng bán lẻ và của tổng cả chuỗi cửa hàng. Các biểu đồ trực quan sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng so sánh đánh giá hiệu quả hoạt động, từ đó có sự thay đổi phù hợp.
Các tính năng đề xuất trên ABMS cho Chuỗi bán lẻ
Quản lý tài chính
- Quản lý các khoản thu – chi của từng cửa hàng
- Thống kê doanh thu, công nợ
- Báo cáo kinh doanh định kỳ
Quản lý hàng hóa
- Quản lý danh sách hàng hóa đang kinh doanh
- Mức giá và các chính sách đổi – trả, bảo hành
- Quản lý công tác tồn kho và nhập hàng
Quản lý nhân viên
- Ghi nhận và lưu trữ lịch sử hoạt động bán hàng
- Kiểm soát hóa đơn được tạo bởi từng nhân viên
- Đánh giá hiệu quả bán hàng của nhân viên
Quản lý khách hàng
- Quản lý dữ liệu khách hàng
- Quản lý chăm sóc khách hàng
- Quản lý vụ việc (Ticket)
- Quản lý các chương trình khuyến mãi, ưu đãi
Báo cáo thống kê
- Báo cáo data dữ liệu khách hàng
- Báo cáo công tác chăm sóc hỗ trợ khách hàng
- Báo cáo thu – chi, công nợ, doanh thu
- Báo cáo kinh doanh định kỳ
- Các báo cáo khác liên quan