FORGOT YOUR DETAILS?

Khó khăn trong công tác quản lý công ty Thiết bị công nghiệp tự động

Các doanh nghiệp về thiết bị công nghiệp tự động thường kinh doanh với đa dạng mặt hàng. Đây lại là nhóm sản phẩm có nhiều thông tin, thông số kỹ thuật phức tạp, cách thức vận hành và bảo trì khác nhau, chưa kể đến giá bán và mức ưu đãi áp dụng cho từng sản phẩm cũng có sự khác biệt nhất định. Chính vì thế, các đơn vị này cần phải xây dựng được một quy trình quản lý thật sự khoa học và hợp lý, để có thể kiểm soát hiệu quả các mặt hàng đang kinh doanh.

Đây là vấn đề thiết yếu mà hầu như bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh hàng thiết bị công nghiệp tự đồng đều phải quan tâm. Việc quản lý tồn kho có hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nhiều bộ phận, nhiều luồng công việc, phải đảm bảo sao cho quá trình hoạt động kinh doanh được diễn ra một cách suôn sẻ, không bị gián đoạn.

Đối với nhóm ngành hàng có giá trị lớn như thiết bị công nghiệp tự động, các công tác thu – chi, thống kê doanh thu và công nợ tương đối phức tạp, nhiều trường hợp phát sinh thêm chi phí khó quản lý hết. Trong trường hợp này thì việc sử dụng các công cụ hỗ trợ hoạt động quản lý công nợ tối ưu luôn là cần thiết.

Quy trình ABMS cho Thiết bị công nghiệp tự động

01

Thực hiện các chiến dịch tiếp thị

Nhân viên Marketing xây dựng và thực hiện các chiến dịch tiếp thị trực tiếp trên hệ thống. Tích hợp đa kênh hiệu quả và đồng bộ thông tin về hệ thống một cách chính xác, chống trùng lặp và sai sót thông tin. Bên cạnh đó, các công cụ hỗ trợ như tổng đài Call Center, SMS và Email Marketing cũng được sử dụng linh hoạt.

02

Tiếp cận, tư vấn khách hàng

Từ danh sách khách hàng tiềm năng được phân bổ, từng nhân viên sales sẽ tiến hành tiếp cận và tư vấn các thông tin sản phẩm về hàng công nghiệp, các loại thiết bị công nghiệp tự động tùy theo từng nhu cầu cụ thể.

03

Chốt sales và ký kết hợp đồng

Trong quá trình trao đổi và tương tác với khách hàng, các nhân viên sales sẽ đánh giá xem khách hàng đó có thể chuyển đổi thành cơ hội bán hàng và chốt sales hay không. Nếu khả thi, nhân viên sẽ cập nhật tình trạng lên hệ thống, đồng thời tư vấn cụ thể, thương lượng và thỏa thuận các nội dung để ký kết hợp đồng.

Soạn thảo hợp đồng dựa trên các nội dung đã thống nhất giữa khách hàng và doanh nghiệp. Sau khi ký kết, bộ phận kế toán sẽ phối hợp với nhân viên kinh doanh liên quan để theo dõi quá trình thanh toán, thu – chi dựa trên thời gian đã thống nhất trên hợp đồng

04

Thanh toán – Bàn giao thiết bị

Soạn thảo hợp đồng dựa trên các nội dung đã thống nhất giữa khách hàng và doanh nghiệp kinh doanh thiết bị công nghiệp tự động. Sau khi ký kết, bộ phận kế toán sẽ phối hợp với nhân viên kinh doanh liên quan để theo dõi quá trình thanh toán, thu – chi dựa trên thời gian đã thống nhất trên hợp đồng.

Sau thanh toán, doanh nghiệp tiến hành bàn giao các sản phẩm thiết bị công nghiệp tự động đến khách hàng đúng như tiến độ đã cam kết trên hợp đồng, đồng thời cập nhật tình trạng tương tự trên hệ thống.

05

Chăm sóc khách hàng

Bộ phận chăm sóc khách hàng, nhân viên tư vấn thông qua các công cụ hỗ trợ trên ABMS cho khách hàng bao gồm: tổng đài Call Center, SMS Brandname, Email Automation… liên hệ và hỏi thăm tình hình khách hàng. Thực hiện các khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, đồng thời nhanh chóng giải quyết thỏa đáng các phàn nàn, khiếu nại của khách hàng với tính năng quản lý vụ việc (Ticket) trên ABMS.

06

Thống kê báo cáo

Thực hiện báo cáo thống kê định kỳ và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Thông qua các biểu đồ trực quan trên ABMS, nhà quản lý có thể đánh giá hiệu quả hoạt động và đưa ra phương án cải thiện, hiệu chỉnh thích hợp.

Các tính năng đề xuất trên ABMS cho Thiết bị công nghiệp tự động

01

Quản lý các chiến dịch tiếp thị

  • Marketing tự động
  • Tích hợp đa kênh thực hiện các chiến dịch tiếp thị, thường bao gồm: Website, Landing Page, Facebook, Zalo…
  • Đánh giá hiệu quả chiến dịch tiếp thị

02

Quản lý khách hàng

  • Thông tin khách hàng
  • Thông tin liên hệ của khách hàng
  • Quản lý hợp đồng
  • Quản lý tiến độ thanh toán, công nợ theo khách hàng

03

Quản lý chăm sóc khách hàng

  • SMS Brandname, Email Automation, tổng đài Call Center giúp hỗ trợ tương tác, liên hệ với khách hàng.
  • Hỗ trợ giải quyết các vụ việc (Ticket)
  • Cập nhật và lưu trữ các tương tác, trao đổi với khách hàng.

04

Quản lý thiết bị

  • Quản lý danh sách thiết bị
  • Tạo mới và cập nhật thông tin nhanh chóng
  • Thay đổi, chỉnh sửa thông tin thiết bị
  • Quản lý mức giá, ưu đãi, khuyến mãi cho từng loại thiết bị

05

Quản lý bảo trì

  • Quản lý công việc bảo trì cần thực hiện
  • Quản lý các thiết bị cần được theo dõi, bảo trì
  • Phụ tùng cần thiết
  • Tạo mới, cập nhật và thay đổi kế hoạch bảo trì
  • Báo cáo phân tích về chi phí bảo trì

06

Quản lý thu – chi

  • Quản lý phiếu thu, phiếu chi
  • Theo dõi và quản lý công nợ của khách hàng
  • Theo dõi và thống kê các khoản chi khác
  • Thống kê doanh thu

07

Quản lý mua hàng

  • Quản lý yêu cầu mua hàng
  • Quản lý báo giá
  • Quản lý đơn hàng, hợp đồng
  • Quản lý nhận hàng
  • Quản lý hóa đơn mua hàng
  • Quản lý bảo hành nhà cung cấp
  • Quản lý danh sách sản phẩm để báo giá
  • Cập nhật và lưu trữ các báo giá, hóa đơn, đề nghị thanh toán, phiếu giao hàng…
  • Theo dõi và quản lý công nợ theo đơn hàng

08

Quản lý kho

  • Quản lý danh sách nhà cung cấp
  • Quản lý danh sách hàng tồn kho
  • Quản lý các hoạt động xuất – nhập kho
  • Hỗ trợ quản lý, xác định các vị trí di chuyển trang thiết bị, vật tư trong kho
  • Hỗ trợ lập phiếu đặt mua hàng

09

Quản lý mua hàng

  • Báo cáo data dữ liệu khách hàng
  • Báo cáo công tác chăm sóc hỗ trợ khách hàng
  • Báo cáo thu – chi, công nợ, doanh thu
  • Báo cáo bảo trì
  • Báo cáo, phân tích chi phí bảo trì
  • Báo cáo sự cố và dừng máy
  • Báo cáo khả năng sẵn sàng của thiết bị và dây chuyền
  • Báo cáo kho và mua hàng
  • Báo cáo xuất, nhập và tồn kho
  • Báo cáo mua hàng theo nhà cung cấp
  • Báo cáo/phân tích hiệu suất thiết bị
  • Báo cáo kinh doanh định kỳ
  • Các báo cáo khác liên quan
TOP