Những khó khăn của các doanh nghiệp trong ngành bảo hiểm
Điều này sẽ tác động trực tiếp đến thu nhập tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khi cơ cấu tiền gửi ngắn hạn đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản đầu tư của họ. Trong văn bản giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM về biến động kết quả kinh doanh quý 1/2020, Bảo hiểm Bảo Minh (BMI) cho biết, lợi nhuận sau thuế quý đầu năm nay đạt hơn 40,9 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2019 do thị trường chứng khoán biến động xấu, giá cổ phiếu giảm mạnh, dẫn đến tăng đột biến chi phí trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán, ảnh hưởng tới lợi nhuận. Bên cạnh đó, cạnh tranh càng gay gắt giữa các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này cũng khiến lợi nhuận cốt lõi bị ảnh hưởng. Trước tình hình này, để không bị gián đoạn trong quá trình hoạt động kinh doanh thì các công ty bảo hiểm cần xây dựng được một hệ thống quản lý dòng tiền, công nợ và thu chi thật sự hiệu quả.
Thực tế, các công ty hoạt động trong ngành này đều sở hữu các chiến dịch tiếp thị với quy mô và chi phí đầu tư lớn. Tuy nhiên cũng chính vì thế, nếu chủ quan trong công tác thống kê và đánh giá hiệu quả sau chiến dịch, doanh nghiệp rất dễ có cái nhìn chủ quan, đưa ra những nhận định không thật sự tối ưu.
Với số lượng nhân viên lớn cùng nhiều phòng ban hỗ trợ hoạt động, việc theo dõi, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng nhân viên, nhất là đội ngũ chăm sóc tư vấn như số cuộc gọi, thời lượng cuộc gọi, lịch hẹn, lịch sử tương tác với khách hàng… cũng như đặt KPI sao cho phù hợp là một vấn đề không hề đơn giản.